Những năm qua các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể, huy động sự vào cuộc tích cực, sáng tạo của cán bộ, hội viên nông dân tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) nhằm chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và XDNTM tại địa phương.
Vừa qua, tại Nhà thờ tổ dòng họ Thịnh (thôn Tây Sơn, xã Nga Hải, huyện Nga Sơn), Hội đồng gia tộc đã long trọng tổ chức Hội thảo 'Họ Thịnh Việt Nam - Dòng họ vua ban: 300 năm hình thành và phát triển' kết hợp Lễ giỗ cụ tổ Mai Văn Nhượng - một dấu mốc thiêng liêng, thể hiện sự tri ân sâu sắc với tiền nhân và khẳng định giá trị bền vững của truyền thống họ tộc qua thời gian.
Tấm gương dành cả cuộc đời vì đất nước, vì dân tộc của Bác đã lay thức hàng triệu trái tim, biến thành hành động cách mạng trong mỗi người. Học và làm theo Bác từ những việc nhỏ, thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, thời gian qua trên địa bàn tỉnh ngày càng xuất hiện thêm nhiều cá nhân với việc làm bình dị, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Sáng 5/4, xã Nga Hải (Nga Sơn) đã tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2024.
Thời gian qua, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) trên địa bàn tỉnh đã không ngừng mở rộng, phát triển, trở thành 'cánh chim đầu đàn' trong việc đầu tư nguồn vốn về khu vực nông thôn. Qua đó, góp phần đưa các nghị quyết về 'Tam nông' của Đảng vào cuộc sống.
Bắt đầu câu chuyện về hành trình hơn 30 năm làm trang trại, trồng cây ăn quả của mình, ông Lê Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã Nga Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), kể về những gian nan đã trải qua. Năm 1993, trong thời điểm vô cùng khó khăn, ông đã được Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho vay thế chấp 100 triệu đồng để làm nông nghiệp. Đây là khách hàng đầu tiên được vay nhiều đến thế trên địa bàn lúc đó. Với đồng vốn này, ông dùng để san lấp mặt bằng, đầu tư con giống như nuôi bò, dê, sau đó là vịt, ngan…
Ngày 25/3, Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định số 876/QĐ-UBND về việc công nhận xã 'đạt chuẩn nông thôn mới'; xã 'đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu' năm 2024 cho các xã trên địa bàn tỉnh.
Năm 1993, khi giá vàng chưa đến 500.000 đồng/chỉ, một nông dân tại Hà Tĩnh đã được Agribank mạnh dạn cho vay tín chấp tới 100 triệu đồng - đây cũng là nông dân đầu tiên đầu tiên tại Hà Tĩnh dám đầu tư 100 triệu đồng vào nông nghiệp.
Thành công của mỗi cán bộ tín dụng Agribank không phải là cho khách hàng vay được khoản tiền lớn, mà đằng sau đồng vốn Agribank là sự lan tỏa, truyền cảm hứng, chắp cánh cho kinh tế tư nhân.
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu, đặc biệt là nỗ lực của tập thể giáo viên, nhân viên, Trường Mầm non Nga Hải (Nga Sơn) đã từng bước phát triển, cơ sở vật chất ngày một khang trang, chất lượng chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng ngày càng đáp ứng yêu cầu.
Sáng 20/3, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị thẩm định xã đạt chuẩn NTM, NTM kiểu mẫu năm 2024.
Để phù hợp với tình hình thực tiễn, nhiều xã đã xây dựng cơ chế hỗ trợ riêng trong lộ trình XDNTM kiểu mẫu (KM). Những nguồn lực đúng, trúng với đặc thù của từng địa phương đã phát huy tác dụng và trở thành động lực góp phần hoàn thiện những tiêu chí một cách thiết thực.
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa trải qua một năm bứt phá, tốc độ tăng trưởng đạt 4,17%, cao nhất từ trước đến nay. Nhằm hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả cao, ngành NN&PTNT đang thực hiện quyết liệt các biện pháp tái cơ cấu, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về cuộc vận động (CVĐ) hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở (gọi tắt là Chỉ thị 22-CT/TU), huyện Nga Sơn đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo và kết quả mang lại bước đầu tích cực.
Nhiệt tình, trách nhiệm, không ngại khó khăn, luôn đi đầu trong mọi công việc, được người dân tin quý... Đó là nhận xét của người dân thôn Trung Tiến, xã Nga Hải (Nga Sơn) về trưởng thôn Mai Thế Bính.
Được sống trong ngôi nhà khang trang, kiên cố là niềm mơ ước của mọi người, nhưng có nhiều người do hoàn cảnh cuộc sống khó khăn, bệnh tật mà phải chấp nhận sống trong những căn nhà dột nát, tạm bợ. Với họ, được ở trong ngôi nhà kiên cố chỉ là mơ ước xa vời, nhưng ước mơ ấy đã thành hiện thực khi những ngôi nhà theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa được xây dựng, trở thành 'điểm tựa' của niềm tin, động lực cho người nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Những năm qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, huy động sự vào cuộc tích cực của cán bộ, hội viên nông dân tham gia bảo vệ môi trường. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và XDNTM tại địa phương.
Sàn thương mại điện tử Hà Tĩnh hiện có 555 gian hàng giới thiệu, bày bán hơn 690 sản phẩm, trong đó hơn 490 sản phẩm là đặc sản của tỉnh.
Quá trình XDNTM đã làm thay đổi diện mạo nhiều vùng quê nông thôn. Làng quê đang chuyển mình, khang trang, tươi đẹp hơn, thực sự trở thành những miền quê đáng sống.
Hiến đất, mở rộng đường giao thông nông thôn góp phần làm thay đổi bộ mặt vùng quê, cải thiện đáng kể đời sống của người dân. Bởi vậy, tại huyện Nga Sơn, phong trào hiến đất mở rộng đường đang được triển khai ở nhiều khu dân cư.
'Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc và lời thăm hỏi ân cần, thân thiết nhất đến các gia đình liệt sĩ, các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách, người có công với cách mạng đã hy sinh, đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước'.
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu, cựu binh Lê Văn Bình đã từng bước áp dụng kỹ thuật vào trồng cây nho hạ đen, bước đầu mang lại hiệu quả cao.
Phát huy những phẩm chất của người lính Cụ Hồ, các cựu chiến binh (CCB) Hà Tĩnh tiếp tục xung kích, thể hiện bản lĩnh trên mặt trận kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Là địa phương có nhiều dư địa để phát triển nông nghiệp, huyện Nga Sơn đã xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm 'đánh thức' tiềm năng, lợi thế để nâng cao giá trị kinh tế cho những sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, huyện đã lựa chọn phát triển một số loại cây trồng chủ lực cả về quy mô và chất lượng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Bão số 3 dự báo gây mưa lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thời điểm này, người nuôi trồng thủy sản đang khẩn trương gia cố lồng bè, ao hồ, diện tích nuôi trồng chủ động ứng phó an toàn với mưa bão .
Chỉ với mức đóng góp từ 2.000 đến 5.000 đồng trở lên/hội viên/năm, gắn với kết nối cộng đồng, từ năm 2010 đến nay, Hội LHPN huyện Nga Sơn đã hỗ trợ xây dựng được 63 ngôi nhà mang tên 'Mái ấm tình thương' cho phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Theo tài liệu của Hội cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam, danh sách TNXP hai Đội 34, 40 hy sinh và an táng tại ngã ba Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, trong kháng chiến chống Pháp, bước đầu được thống kê như sau:
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) là chủ trương lớn, đã được xác định tại Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vì vậy, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các tổ chức, cá nhân, HTX đầu tư sản xuất NNCNC, nông nghiệp thông minh gắn với phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh nhằm gia tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác.
Nhằm kiểm soát chất lượng, khẳng định giá trị của sản phẩm cây trồng trên thị trường, gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thời gian qua, huyện Nga Sơn đã khuyến khích các địa phương, chủ thể sản xuất mở rộng diện tích các vùng chuyên canh, xây dựng mã số vùng trồng (MSVT). Bước đầu, những vùng cây trồng được cấp mã số đã và đang phát huy hiệu quả, mở ra hướng phát triển mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Sáng 21/6, Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo xây dựng cơ sở (XDCS) và thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC tỉnh, làm trưởng đoàn, đã đi kiểm tra nhiệm vụ XDCS và thực hiện QCDC tại huyện Nga Sơn.
Thời gian qua, MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) huyện Nga Sơn đã nỗ lực thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH), phát huy dân chủ trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Theo lịch sử làng Cầu Hải, nay là thôn Đông Sơn, xã Nga Hải (Nga Sơn) có chép: Khoảng đầu thế kỷ XV (1401), dưới thời vua Hồ Quý Ly, khu vực này là một vùng ngập nước sú vẹt, lau sậy. Trong một lần Hồ Quý Ly đi tuần du trên biển, khi đi qua vùng đất này thì thuyền vua bị mắc cạn, thấy vậy có một người nông dân đã giúp đẩy thuyền vua qua khỏi. Vua ban thưởng nhưng ông đã chối từ. Ông chỉ nhận ruộng đất để canh tác làm ăn và vua ban cho ông cái tên Hồ Thuyền Công (có nghĩa ông đã có công đẩy thuyền vua qua nơi mắc cạn). Hồ Thuyền Công chính là ông tổ của dòng họ Nguyễn Công Bá (sau này gọi là Nguyễn Bá).
Không cần diện tích quá lớn, nhưng với sự cần cù và niềm đam mê, ông Mai Thế Bính ở xã Nga Hải (Nga Sơn) đã gặt hái nhiều thành công từ chính vườn nhà. Theo hướng phát triển vườn sinh vật cảnh cộng với sản xuất sạch, ông không chỉ tạo được một tiểu sinh thái vùng quê với cảnh quan hài hòa, mà còn đem về nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Chiều 16/4, tại xã Nga Hải (Nga Sơn), Hội Nông dân (HND) tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn, bàn giao vật tư và triển khai mô hình 'Hội Nông dân thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình' năm 2024.
Những năm gần đây, huyện Nga Sơn vừa chú trọng phát triển các chuỗi liên kết bền vững trong sản xuất nông nghiệp, vừa khuyến khích người dân nghiên cứu xu hướng, thị hiếu của thị trường để phát triển những loại sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn. Đây là hướng đi hiệu quả, không chỉ khắc phục được tình trạng thừa - thiếu nguồn cung nông sản mà còn góp phần chuyển dịch từ nông nghiệp nhỏ lẻ sang nền nông nghiệp hàng hóa, bảo đảm lợi ích nông dân.
Cuối năm 2018, chị Mai Thị San được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội LHPN xã Nga Hải (Nga Sơn). Hơn 5 năm gắn bó với công tác hội, chị luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cuối năm 2018, chị Mai Thị San được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội LHPN xã Nga Hải (Nga Sơn). Hơn 5 năm gắn bó với công tác hội, chị luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho Nhân dân, thời gian qua huyện Nga Sơn đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả trong xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (CTCPL), góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Sau hơn 1 thập kỷ thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) XDNTM, đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng nông thôn đã được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt là việc xây dựng các thiết chế văn hóa - thể dục thể thao (VH – TDTT) từng bước được hoàn thiện theo tiêu chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tạo đà cho phong trào VH – TDTT ngày càng phát triển.
Đã có rất nhiều cán bộ hội cơ sở luôn được hội viên, phụ nữ quý mến, nể phục bởi phong cách làm việc hoạt bát, dám nghĩ, dám làm, đưa phong trào hoạt động của hội ngày càng đi vào chiều sâu. Mỗi chị một tính cách, độ tuổi khác nhau nhưng trong công tác, các chị đều có chung tinh thần, ý chí quyết tâm cao, xứng đáng là những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa của hội, góp phần xây dựng hình ảnh người phụ nữ thời đại mới: yêu nước, tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên.
Phát huy vai trò nêu gương theo tinh thần 'đảng viên đi trước, làng nước theo sau' nhiều đảng viên ở huyện Nga Sơn đã trở thành những 'đầu tàu' trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở cơ sở.
2023 là năm bộn bề của cộng đồng doanh nghiệp, HTX và người dân Hà Tĩnh khi cùng lúc đối mặt nhiều thách thức do tác động của suy thoái kinh tế. Trước bối cảnh ấy, ngành ngân hàng đã chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ để vừa đảm bảo an toàn tín dụng vừa vực dậy nền kinh tế.
Tết là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là dịp để mọi người sum vầy với gia đình, người thân, quanh bữa cơm đầm ấm... Nhưng đối với những bí thư chi bộ, trưởng thôn, khu phố 'những người vác tù và hàng tổng' lại phải gác việc riêng tư để chăm lo việc Đảng, việc dân với mục tiêu ai cũng được đón tết đủ đầy và tinh thần 'không một ai bị bỏ lại phía sau'.
Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, sát với thực tiễn, phong trào thi đua 'Dân vận khéo' đã được triển khai sâu rộng, với nhiều mô hình, điển hình tiêu biểu, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện Nga Sơn.
Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh xuất sắc giành giải 3 toàn hệ thống Agribank với hơn 170 chi nhánh trực thuộc trên cả nước trong triển khai nhiệm vụ kinh doanh 2023.
Thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, trong đó có nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh, để lại hậu quả đau lòng cho nhiều gia đình và xã hội. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tình trạng học sinh vi phạm luật an toàn giao thông vẫn phổ biến.
Bằng lòng nhiệt huyết và sáng tạo kết hợp với sự kiên trì, khéo léo, thời gian qua, những nữ 'thủ lĩnh' đã khẳng định vai trò của mình trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động, được cấp ủy đảng, chính quyền, Nhân dân địa phương tín nhiệm.
Xây dựng thôn, làng, tổ dân phố văn hóa (gọi chung là khu dân cư văn hóa) là nội dung quan trọng của phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa', nhằm tạo môi trường sống lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Những năm qua, bằng nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, Ủy ban MTTQ huyện Nga Sơn đã và đang phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt phong trào gắn với XDNTM, đô thị văn minh.
Huyện Nga Sơn hiện có 1 ban tư vấn và 24 tổ tư vấn MTTQ các cấp với 89 thành viên. Thời gian qua, ban tư vấn, tổ tư vấn đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với hoạt động của MTTQ các cấp, nhất là lĩnh vực giám sát, phản biện xã hội (PBXH), tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền.
Ngày 19/12, HĐND huyện Nga Sơn khóa XX nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 17 nhằm đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2023, đề ra giải pháp thực hiện tốt phương hướng nhiệm vụ năm 2024.
Tiên phong, vượt khó, người đảng viên Lê Văn Bình - Giám đốc HTX Nga Hải (SN 1962, nguyên cán bộ xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã 'biến' vùng đất hoang thành trang trại trù phú, với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng.
Các văn nghệ sĩ tham gia Trại sáng tác văn học nghệ thuật đã hiện thực hóa bằng 94 tác phẩm văn học nghệ thuật phản ánh sinh động về cuộc sống mảnh đất và con người Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Nga Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2019, trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ hiệu quả của tỉnh Thanh Hóa, sự điều hành, chỉ đạo sát sao, linh hoạt, sáng tạo của Huyện ủy, các cấp cùng nhân dân đã đạt được những kết quả toàn diện, nổi bật, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.
Đây là dịp để các hội viên, nghệ sĩ được khám phá, trải nghiệm, phát huy tài năng, sáng tạo ra những tác phẩm mới có sức lan tỏa về vùng đất và con người Nghi Xuân (Hà Tĩnh).